Các sản phẩm làm từ gỗ có ưu điểm là rất sang trọng và thân thiện. Nhưng ngược lại chúng cũng dễ bị tác động bởi điều kiện thời tiết. Nhất là khí hậu nước ta quanh năm mưa nắng ẩm ướt dẫn tới các cửa chính, các cửa sổ, đồ gỗ ngoại thất đặt ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài thường xuyên phải chịu tác động từ mưa nắng, bụi bẩn nên nếu không được bảo quản tốt nước sơn thường nhanh mất màu.
Vậy làm cách nào để bảo quản đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất và cửa gỗ ngoài trời được lâu bền?
Cách bảo vệ cửa gỗ ngoài trời rất đơn giản được tiến hành qua 4 bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước hết bạn nên tháo dỡ hay di dời cửa gỗ và đồ gỗ nội ngoại thất ra những nơi không có ánh nắng trực tiếp, tốt nhất là dưới bóng râm và mái hiên.
- Trường hợp những cửa quá lớn không thể nào tháo rời thì bạn có thể để cố định và lót thật kỹ tránh trường hợp bị các hóa chất bảo quản rơi vãi quanh nhà khó vệ sinh. Khi trời quá nắng hoặc quá lạnh hãy phủ lên cửa gỗ tự nhiên một lớp vải bọc.
- Bộ dụng cụ đơn giản để bảo quản cửa gỗ hay các đồ nội thất khác ngoài trời bao gồm: khăn mềm, nước rửa (có thể sử dụng loại nước rửa chén gia đình pha loãng), giấy nhám cỡ hạt P320, găng tay nhựa, cọ sơn và không thể thiếu dầu bảo quản gỗ chuyên dùng.
Bước 2: Chà nhám bề mặt
- Ở bước này việc cần làm chính là bạn nên làm sạch các bụi bẩn trên sản phẩm bằng cách cọ rửa bằng nước, có thể kết hợp nước rửa pha loãng để làm sạch các vết bẩn cứng đầu.
- Dùng giẻ hoặc miếng rửa chén cà kỹ những góc khó nhất như các rãnh hay hoa văn trên panel của cửa gỗ tự nhiên và các đồ nội ngoại thất. Sau đó bạn rửa sạch lại bằng nước cho trôi hết các vết bẩn và nước rửa.
- Sau khi làm sạch xong bề mặt gỗ cần sơn lớp sơn dầu, bạn lau khô chúng và để sản phẩm khô khoảng 2 đến 3 tiếng. Nếu muốn nhanh hơn nữa bạn có thể di dời đồ gỗ ra chỗ có nắng để nước trên bề mặt gỗ được bốc hơi nhanh.
- Mẹo hay là bạn có thể dùng máy sấy tóc để làm khô bề mặt. Cách này hữu dụng với các nội thất gỗ hơn là cửa gỗ.
Bước 3: Chà phẳng bề mặt gỗ bằng giấy nhám
- Sau khi cửa đã khô ráo, ta sử dụng giấy nhám (loại giấy nhám mịn, cỡ hạt P320) làm phẳng lại bề mặt sản phẩm cửa gỗ, đồ gỗ nội thất, ngoại thất.
- Thao tác chỉ cần chà nhẹ thôi là đủ để làm phẳng bề mặt, không nên cố sức chà kỹ. Sau khi làm phẳng xong, dùng vải lau sạch bụi gỗ trên sản phẩm.
Bước 4: Sơn phủ lớp sơn dầu dùng cho gỗ
- Bước cuối cùng này, bạn tiến hành phủ lại lớp sơn dầu lên bề mặt của những cánh cửa gỗ, đồ gỗ nội ngoại thất.
- Lưu ý, bạn nên đeo găng tay khi thao tác phủ dầu bảo quản. Nên chọn găng tay nhựa và không dùng găng cao su vì sẽ bị vỡ nếu tiếp xúc với dầu bảo quản gỗ.
- Phương pháp phủ rất đơn giản bằng cách bạn có thể dùng cọ sơn hoặc vải lau mềm để thấm sơn dầu dùng cho gỗ quét lên bề mặt. Nhưng lưu ý rằng khi quét không để sót chi tiết nào bề mặt gỗ cần sơn.
- Khi hoàn tất xong toàn bộ bề mặt gỗ, ta dùng vải lau sạch các vệt dầu còn dư trên bề mặt và để chúng vào nơi khô ráo. Đặc biệt không bị mưa hay nước bắn vào lớp sơn dầu bảo quản (tương tự như khi chúng ta quét sơn trên cửa sắt, sơn nhà…phải để màng sơn khô). Thời gian khô là khoảng 5 cho đến 6 tiếng.
- Để gia tăng độ bền cho lớp sơn dầu bảo vệ bề mặt gỗ, bạn có thể lặp lại thao tác trên vào ngày hôm sau, để tăng thêm một lớp sơn dầu trên bề mặt cửa gỗ, đồ gỗ nội ngoại thất (nhưng tối đa chỉ khoảng 2-3 lớp). Bạn nên nhớ rằng khi số lớp dầu bảo quản nhiều hơn một lớp thì cũng có nghĩa là sản phẩm gỗ của bạn được bảo vệ tốt hơn. Nhưng thông thường chỉ cần một lớp là được rồi. Bạn có thể sử dụng sản phẩm đồ gỗ lại sau khi sờ nhẹ tay vào thấy lớp phủ khô là được
- Bạn có thể sử dụng sản phẩm đồ gỗ lại sau 24h kể từ lúc phủ lớp sơn dầu bảo quản sau cùng. Màu sơn dầu cho gỗ thì tùy ý bạn lựa chọn, có thể là màu trong suốt để giữ nguyên vể đẹp tự nhiên của gỗ hay là những gam màu mà bạn yêu thích.
Ngoài ra, 3 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tăng tuổi thọ và bảo vệ các cửa gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội và ngoại thất:
Bước 1: Tránh ánh nắng trực tiếp
Bước 2: Vệ sinh đúng cách
Bước 3: Bảo trì đúng thời gian
Bước 1: Tránh ánh nắng trực tiếp
- Với những đồ gỗ đặt ở ngoài trời nên chọn những vị trí không có ánh nắng trực tiếp, tốt nhất là dưới bóng râm và mái hiên.
- Khi trời quá nắng hoặc quá lạnh thì cần một lớp vải bọc lên trên để tránh cho gỗ bị nứt và bề mặt gỗ bị lão hóa.
Bước 2: Vệ sinh đúng cách
- Làm sạch các bụi bẩn trên sản phẩm bằng cách cọ rửa bằng nước, có thể kết hợp nước rửa pha loãng để làm sạch các vết bẩn cứng đầu.
- Sau đó rửa sạch lại bằng nước cho trôi hết các vết bẩn và nước rửa. Sau khi làm sạch xong, bạn lau khô đồ gỗ và để sản phẩm khô khoảng 24h, nếu muốn, hãy dời đồ gỗ ra chỗ có nắng để nước trên bề mặt gỗ được bốc hơi nhanh.
Bước 3: Bảo trì đúng thời gian
- Từ 3 - 6 tháng nên sử dụng sơn dầu dùng cho gỗ một lần để làm mới và bảo vệ đồ gỗ nội thất.
- Các loại sơn dầu làm mới gỗ này có các khả năng thẩm thấu sâu vào các sợi gỗ, giúp tăng khả năng chống chịu mưa, nắng, tia tử ngoại, nấm mốc... và co giãn theo gỗ khi gặp thời tiết nóng, lạnh, tăng khả năng bảo vệ đồ gỗ ngoài trời rất tốt.
Hy vọng, với các cách bảo vệ cửa gỗ ngoài trời và đồ gỗ nội ngoại thất trên sẽ giúp bạn không chỉ làm mới, làm đẹp hơn mà còn bảo vệ lâu dài các cửa gỗ, đồ gỗ nhà bạn theo thời gian!